BÁNH WAGASHI NHẬT BẢN – NGHỆ THUẬT ẨM THỰC NHẬT BẢN

BÁNH WAGASHI NHẬT BẢN – NGHỆ THUẬT ẨM THỰC NHẬT BẢN

Wagashi là tên gọi chung của bánh kẹo Nhật Bản cổ truyền, dùng để phân biệt với bánh kẹo phương Tây Yogashi. Những người thợ làm bánh Wagashi Nhật Bản luôn muốn truyền tải cảm súc, sự sáng tạo và tô điềm cho Wagashi.

Bánh Wagashi Nhật Bản

“Wa” có nghĩa là Nhật Bản, còn “gashi” – điệp âm của “kashi” – mang ý nghĩa bánh ngọt. Wagashi xuất hiện từ thời Yayoi (300 TCN – 300), nhưng khi đó chúng không khác gì với các loại quả, dâu và các hạt tự nhiên.

Bằng những nguyên liệu tươi ngon tự nhiên, vận dụng các kỹ thuật làm bánh truyền thống, người thợ biến những chiếc bánh Wagashi Nhật Bản thành những đóa hoa muôn hương ngàn sắc trong khu vườn ẩm thực Nhật Bản.

Bánh Wagashi Nhật Bản được ví như một nét tinh hoa đầy nghệ thuật và quyến rũ của nền ẩm thực xứ Phù Tang.

Muốn cảm thụ Bánh Wagashi Nhật Bản, phải thưởng thức bằng cả 5 giác quan: nghe tên gọi bằng tai, nhìn bằng mắt, chạm bằng tay, ngửi bằng mũi và nếm bằng miệng. Chúng ta có thể ví Wagashi giống như một kiệt tác nghệ thuật thu nhỏ mà người thợ bánh Nhật sáng tạo ra.

Mỗi chiếc Wagashi là những yếu tố tổng hòa tươi đẹp trong đất trời. Điểm chung của wagashi là được trình bày đẹp mắt. Màu sắc và hương vị chiếc bánh được làm theo chủ đề thời tiết, cây cỏ theo mùa, hình dạng bánh đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên như hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết, …

Với sự phong phú về chủng loại, bánh Wagashi Nhật Bản được chia thành 3 nhóm lớn dựa vào hàm lượng nước trong bánh: Namagashi, Hannamagashi, Higashi. Sự phân chia này rất quan trọng vì Wagashi thường được dùng ở những buổi tiệc trà. Có một nguyên tắc trong trà đạo đó là chỉ được ăn Namagashi khi dùng trà đậm và Higashi khi dùng trà nhạt

  1. Namagashi
  • Bánh thuộc nhóm này là các loại bánh tươi có độ ẩm trên 30%. Namagashi có những công thức chế biến đặc thù như bánh Mochi ( Mochimono ), bánh hấp và bánh chiên.
  • Ngoài ra còn có các loại bánh nướng, bánh dạng thạch ( Nagashimono ) và bánh nhào nặn thủ công ( Nerimono ). Có một số loại bánh như:
  • Daifukumochi : là bánh Mochi nhân đậu đỏ nghiền, có thể ăn trực tiếp, chiên hoặc bỏ vào nước Shiruko ngọt để ăn như bánh trôi nước. Ngày xưa bánh này được dùng để thay thế cơm trưa.
  • Uiro: là loại bánh hấp truyền thống ra đời từ thời Kamakura, làm từ bột gạo tẻ và gạo nếp Mochiko. Sau khi nhào nặn hai loại bột với nhau, chỉ cần bỏ vào khuôn và hấp bằng xửng là hoàn thành.
  1. Hannamagashi
  • Là các loại bánh có độ ẩm khoảng 10 – 30%.
  • Có hai dạng công thức chế biến đặc thù là Anmono và Okamono.
  • Anmono là những loại bánh có lớp vỏ ngoài khá mỏng với phần nhân đậu nghiền nhão rất hấp dẫn
  • Okamono là loại bánh được kết hợp giữa các thành phần được chế biến độc lập. Ngoài ra, cũng có các loại bánh nướng, dạng thạch, bánh nhào nặn thủ công như Namagashi
  • Một số loại bánh Hannamagashi
  • Monaka: là bánh thuộc dòng bánh Okamono, có 2 mảnh vỏ rời dạng tròn và khá giòn làm từ bột gạo nếp ghép lại với nhau, có phần nhân làm từ hạt phỉ, Gyuhi hoặc Mochi nghiền
  • Suhama: là loại bánh được làm bằng cách nhào bột đậu nành hoặc bột đậu nành xanh với mạch nha và đường cho đến khi lớp bột trở nên mịn màng, sau đó nắn bột thành các viên nhỏ.

Bánh Wagashi Nhật Bản – đỉnh cao của ẩm thực Nhật

  1. Higashi
  • Nhóm bánh này bao gồm các loại bánh có độ ẩm dưới 10%. Khô và cứng chính là đặc trưng của bánh.
  • Higashi có dạng đặc thù  là Uchimono, có nguyên liệu chính là các loại bột, siro và đường. Sau khi nhào nặn hồn hợp này, nén vào các khuôn gỗ để tạo hình, xông hơi nước lên bề mặt và sấy khô.
  • Oshimono là những loại bánh có nguyên liệu tương tự nhu Ochimono nhưng có thêm phần nhân đậu nghiền nhão và có lượng nước cao hơn Uchimono nên dễ tan chảy khi cho vào miệng.
  • Còn có dòng Kakemono, loại bánh có nguyên liệu chính đậu rang, bích quy, thạch rau câu và hạt phỉ, có siro hoặc socola rưới thêm bên ngoài.
  • Ngoài ra còn có các loại  kẹo, đậu sấy, bánh gạo, bánh nướng và bánh chiên. Một số loại bánh thuộc nhóm Higashi:
  • Hina – arare: là loại bánh có nguyên liệu chính là gạo nếp đã rang hoặc sấy khô sau khi hấp, có thể rưới một ít siro hoặc đường màu cho đẹp mắt. Bánh này không thể thiếu trong ngày lễ búp bê Hina.
  • Karinto: là một loại bánh chiên được làm từ bột mì và đường, bề mặt có phủ một lớp mật đường nâu hoặc đường trắng ngọt lịm.

Với hình dạng cầu kỳ và đẹp mắt, những chiếc bánh Wagashi Nhật Bản không chỉ là một món ăn mà còn là nghệ thuật ẩm thực của xứ sở Phù Tang. Được ví như một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, hoàn hảo tuyệt đỉnh của người Nhật.

Bài viết chia sẻ đến bạn bánh Wagashi Nhật Bản – đỉnh cao của ẩm thực đất nước mặt trời mọc. Nếu có cơ hội bạn hãy nếm thử đi nhé, sẽ không làm bạn thất vong đâu.